Danh mục Website
Tìm kiếm thông tin
Liên kết Quảng cáo
Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0965301616

Bv YHCT Hà Tĩnh - 0393.856.663
Hôm nay: 463 - Tất cả: 1,535,699
 
Thông tin thuốc
 
A.T Nitroglycerin inj
Tin đăng ngày: 18/11/2020 - Xem: 1155

Tác động chủ yếu của nitroglycerin là trên hệ tĩnh mạch, với liều cao làm giãn các động mạch và tiểu động mạch. Trong đó:

  • Giãn hệ tĩnh mạch làm cho ứ đọng máu ở ngoại vi và trong các phủ tạng, giảm lượng máu về tim dẫn đến giảm áp lực trong các buồng tim.
  • Trường hợp, giãn nhẹ các tiểu động mạch dẫn đến giảm sức cản ngoại vi và áp lực thất trái trong thời gian tâm thu. Kết quả là làm giảm nhu cầu oxygen trong cơ tim.
  • Liều cao làm giảm huyết áp nhưng có thể gây phản xạ giao cảm làm mạch hơi nhanh và tăng sức co bóp cơ tim.
  • Ức chế kết tập tiểu cầu.

2. Chỉ định của thuốc nitroglycerin

  • Giúp dự phòng và điều trị cơn đau thắt ngực.
  • Phối hợp với các thuốc khác để điều trị suy tim sung huyết.
  • Được chỉ định trong nhồi máu cơ tim cấp. 

3. Trường hợp không nên dùng nitroglyceri

  • Dị ứng với nitroglycerin hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong công thức thuốc.
  • Người bệnh bị hạ huyết áp, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim thất phải
  • Thiếu máu nặng
  • Tăng áp lực nội sọ do chấn thương đầu hoặc xuất huyết não.
  • Mắc các bệnh về tim như: hẹp ban động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, viêm màng ngoài tim co thắt.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị glaucom góc đóng cũng không nên dùng thuốc.

4. Hướng dẫn dùng thuốc nitroglycerin 

4.1. Cắt cơn đau thắt ngực

Ngậm dưới lưỡi một viên liều 0,5 mg sau 5 phút lại ngậm 1 viên cho đến hết cơn đau. Tối đa ≤3 lần/ 15 phút, nếu không đỡ phải đi khám.

Ngoài ra, có thể dùng dạng khí dung xịt lưỡi

  • Liều 0,4 mg/ lần xịt x 1 – 2 lần vào dưới lưỡi ngậm miệng, không hít.
  • Nếu >20 phút không cắt được cơn đau thì phải xem lại chẩn đoán

Trong ngày có thể dùng lại nhiều lần nếu cơn đau lại tái diễn và người bệnh không bị đau đầu, hạ huyết áp.

4.2. Phòng cơn đau thắt ngực

Viên giải phóng chậm: Liều 2,5 – 6,5 mg, 2 viên/ngày.

Miếng thuốc dán ở da ngực trái 5 – 10 mg hoặc bôi thuốc mỡ 2% ở da vùng ngực, đùi hoặc lưng, liều dùng do thầy thuốc chỉ định.

4.3. Suy tim sung huyết phối hợp với thuốc khác

  • Trong phù phổi cấp tính nên dùng viên ngậm dưới lưỡi hoặc thuốc xịt để có tác dụng nhanh
  • Suy tim mạn tính nên dùng dạng thuốc giải phóng chậm 2,5 – 6,5 mg, 2 viên/ngày.

4.4. Điều trị nhồi máu cơ tim cấp

  • Dùng nitroglycerin là một trong số biện pháp điều trị cơ bản ban đầu ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.
  • Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có đau thắt ngực kéo dài hoặc tăng huyết áp hoặc phù phổi cấp
    + Truyền tĩnh mạch trong 24 – 48 giờ đầu với liều từ 12,5 – 25 microgam/phút
    + Duy trì 10 – 20 microgam/phút
  • Người bệnh có suy thất trái (dùng nitrat phối hợp với thuốc ức chế
    enzym chuyển đổi nếu bệnh nhân dung nạp tốt) hoặc tăng huyết
    áp nặng.

4.5. Điều trị tăng huyết áp

  • Truyền tĩnh mạch liều 5 – 100 microgam/phút.
  • Khi thấy có đáp ứng thì giảm liều và tăng khoảng cách truyền.
  • Tác dụng hạ huyết áp xuất hiện trong vòng 2 – 5 phút và duy trì khoảng 3 – 5 phút sau khi dừng truyền. Chỉ được phép hạ 25% trong vòng 1 giờ đầu.

5. Tác dụng phụ của nitroglycerin

 

  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Tim đập nhanh, hạ huyết áp.
  • Đỏ ửng, viêm da dị ứng.
  • Buồn nôn.
  • Dị ứng, mẩn ngứa.
  • Ngất.
  • Tím tái, methemoglobin huyết.
  • Mất vị giác.

6. Tương tác thuốc khi dùng nitroglycerin

  • Amifostin, rituximab, rosiglitazon.
  • Diazoxid, dẫn chất của prostacyclin.
  • Alteplase, heparin.
  • Methylphenidat, yohimbin.
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp, giãn mạch.
  • Thuốc lợi tiểu.
  • Rượu.

7. Lưu ý khi dùng nitroglycerin

  • Khi dùng thuốc nitroglycerin, liều phải tăng từ từ nhằm tránh nguy cơ hạ huyết áp thế đứng và đau đầu ở một số bệnh nhân. Để tránh tình trạng trên nên ngồi hoặc nằm sau khi dùng thuốc.
  • Trường hợp dùng liều cao, không nên giảm thuốc đột ngột.
  • Thận trọng khi dùng cho các trường hợp suy gan, suy thận nặng, suy tuyến giáp, suy dinh dưỡng.
  • Lưu ý phải bỏ miếng thuốc dán đi trước khi đánh sốc điện tim hoặc chụp MRI.

8. Đối tượng đặc biệt sử dụng thuốc

8.1. Phụ nữ mang thai

Hiện tại, vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu đánh giá về việc dùng nitroglycerin trong điều trị ở đối tượng mang thai. Lưu ý trong 3 tháng đầu của giai đoạn thai nghén.

8.2. Phụ nữ cho con bú

Thuốc nitroglycerin bài tiết vào sữa mẹ. Do đó, thận trọng dùng thuốc khi cho con bú để tránh những tác động có hại có thể xảy ra trên em bé.

9. Xử trí khi quá liều nitroglycerin

9.1. Triệu chứng 

  • Dùng quá liều có thể gây hạ huyết áp nghiêm trọng kèm theo trụy tim mạch.
  • Ngoài ra, còn có thể xuất hiện các triệu chứng như ngất, đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn và nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy,..
  • Nghiêm trọng hơn gây rối loạn thị giác, tăng áp lực nội sọ, khó thở, methemoglobin huyết, bại liệt, hôn mê.

9.2. Cách xử trí

  • Cần để bệnh nhân ở tư thế nằm, nâng cao 2 chân. Tư thế này giúp cải thiện lượng máu trở về từ tĩnh mạch.
  • Truyền dịch và giữ cho đường thở thông thoáng.
  • Không nên dùng những chất có tác dụng co mạch vì có thể gây hại nhiều hơn đem lại lợi ích.
  • Trường hợp mắc methemoglobin huyết cần tiêm dung dịch xanh methylen.
  • Rửa dạ dày sớm nếu thuốc được dùng bằng đường uống. Nếu uống với liều lớn, có thể dùng than hoạt trong vòng 1 giờ để giảm khả năng hấp thu của thuốc.

10. Xử trí khi quên một liều nitroglycerin

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

11. Cách bảo quản thuốc

  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thích hợp nhất ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 15 – 30 ºC.
  • Không nên dùng nếu thuốc đã hết hạn.
Thông tin thuốc khác:
THÔNG TIN THUỐC MỚI (27/12/2016)
KIỆN NÃO HOÀN (4/12/2018)
Thuốc Melogesic 15 (4/12/2018)
Thuốc giãn cơ: MIDOPESON (4/12/2018)
Phong thấp hàn thống phiến (4/12/2018)
Bổ huyết ích não BDF (4/12/2018)
Thuốc nhỏ mắt: Tobcol – dex (4/12/2018)
Thuốc dạ dày: Suspengel (4/12/2018)
THUỐC MỚI THÁNG 1.2019 (17/1/2019)
TỜ HƯỚNG DẪN SD : VITAMIN B1, B6, B12 và NEUTRIVIT (23/1/2019)
Thuốc Panfo 500 (15/8/2019)
Hướng dẫn báo cáo ADR (15/8/2019)
Cảnh báo dùng thuốc Paracetamol cho trẻ nhỏ (15/8/2019)
Thuốc Atiliver Diệp Hạ Châu (19/8/2019)
ADR của thuốc (10/9/2019)
Video Clips
Video
Đoàn thanh niên bệnh viện YHCT khám và cấp phát thuốc miễn phí tại Sơn Hà - Hương Sơn
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THÀNH LẬP BV YHCT HÀ TĨNH
Tiêm khớp vai dưới hướng dẫn của siêu âm
ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN (PGS. TS NGUYỄN NHƯỢC KIM)
Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh cắt điều hòa của cán bộ để phục vụ bệnh nhân
PHẪU THUẬT TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRIỆT MẠCH QUA SIÊU ÂM DOPPLER - THD
Thông tin mới nhất
TAC DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA CAM THẢO
ĐÔNG Y TRỊ BỆNH THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO
KHÁNG KHÁNG SINH, MỐI ĐE DỌA SỨC KHỎE VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN CẦU
Tình hình tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em trên thế giới​
5 ĐIỀU BỐ MẸ CẦN BIẾT VỀ TIÊM VACCINE COVID-19 CHO TRẺ EM
NHỮNG DẠNG THUỐC VIÊN KHÔNG ĐƯỢC NHAI, NGHIỀN, BẺ NHỎ (DO-NOT-CRUSH)
Dự báo thời tiết
Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh
Địa chỉ: Đường Hà Hoàng - Đoài Thịnh - Thạch Trung - Tp Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.856.663 - Fax: 02393.856.663
Email: [email protected] - Website: http://bvyhoccotruyenhatinh.vn