Danh mục Website
Tìm kiếm thông tin
Liên kết Quảng cáo
Hỗ trợ trực tuyến

Hotline - 0965301616

Bv YHCT Hà Tĩnh - 0393.856.663
Hôm nay: 95 - Tất cả: 1,519,279
 
Kiến thức YHCT
 
Hoa Đà
Tin đăng ngày: 19/7/2019 - Xem: 2046

Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại khoa, thủ thuật (mổ xẻ), được người sau tôn xưng là ‘Ngoại Khoa Thánh Thủ, ‘Ngoại khoa tỵ tổ).
 
Thuở nhỏ ham đọc sách, tuổi trẻ du học ở Từ Châu, thông hiểu Kinh Thư và Dưỡng sinh. Tể tướng Trần Khuê và Thái úy Huỳnh Uyển của nước Bái từng tiến cử và mời Hoa Đà ra làm quan, đều bị ông từ chối. Ông quyết chí học thuốc cứu đời, trừ bệnh tật cho quần chúng.

Ông hành nghề khắp các vùng nay là các tỉnh An Huy, Giang Tô, Sơn Đông, Hà Nam, rất được nhân dân kính mến. Thừa tướng nhà Hán là Tào Tháo bị bệnh nhức đầu, trị lâu không khỏi, triệu Hoa Đà đến điều trị. Ông dùng phép châm trị (chích kim), chứng nhúc đầu hết ngay. Tào Tháo cử ông làm Thị y (ở gần luôn bên mình để chăm sóc sức khoẻ), ông không bằng lòng chỉ phục vụ một người, xin ra về không trở lại. Tào Tháo tức giận, giết hại ông.

Theo tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung thì Hoa Đà đã chữa bệnh cho Quan Vũ bằng cách mổ vai để nạo chất độc do mũi tên đâm vào trong lúc Quan Vũ vẫn bình thản đánh cờ tướng. Hoa Đà được cho là đã biết áp dụng kỹ thuật gây mê bằng một hỗn hợp rượu và thảo dược được gọi là ma phí tán (麻沸散), 1600 năm trước khi người phương Tây biết áp dụng kỹ thuật này trong phẫu thuật.

Cũng theo tiểu thuyết này, Tào Tháo khi được Hoa Đà khuyên nên mổ sọ để cạo chất độc đã nghi Hoa Đà muốn giết mình và tống ông vào ngục và giết chết Hoa Đà. Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hoa Đà vì cảm kích người gác ngục đã chăm sóc mình khi đang ở trong ngục nên đã truyền sách của mình cho người lính này. Tuy nhiên, do vợ của người lính đó sợ nếu chồng mình theo nghề y sẽ có kết cục bi thảm như Hoa Đà nên đã đốt mất, do đó tất cả sách vở của Hoa Đà về nghề y đã thất truyền.

Hoa Đà được cho là người sáng tác ra Ngũ Cầm Hí, tập luyện dựa theo động tác của năm loài vật: hổ, hươu, gấu, khỉ và chim [1]

Hoa Đà không những tinh thông châm cứu, mà ở các khoa phụ sản, tiểu nhi, nội khoa tạp bệnh và ký sinh trùng bệnh… đều thấu hiểu đến nơi đến chốn.

Thành tựu lớn nhất của ông là ngoại khoa. Ông đã phát minh Ma Phí Tán và thi hành thủ thuật giải phẫu bụng của bệnh nhân (đã bị gây tê nhờ tác dụng của Ma Phí Tán) để trị liệu. Theo sử sách chép lại, ông có thể cắt bỏ cục bướu, may ruột, may bụng cho bệnh nhân. Đối với nhũng bệnh nội khoa, châm cứu và uống thuốc không khỏi, ông dùng thủ thuật trị liệu, trước hết cho bệnh nhân dùng rượu uống bột Ma Phí, đợi bệnh nhân mất hết tri giác như say rượu, mổ bụng ra, có bướu thì cắt bỏ; nếu đau dạ dày hoặc ruột thi cắt bỏ chỗ bệnh, xong rửa sạch may lại, trên vết mổ đắp một loại thuốc cao. Bốn năm ngày sau, vết mổ lành. Trong vòng một tháng, bệnh nhân có thể khôi phục sức khoẻ.

Từ thế kỷ thứ hai, thứ ba, Hoa Đà đã phát minh y thuật này, so với các y khoa gia phương Tây biết sử dụng thuốc gây mê đã sớm hơn trên 1600 năm.Như thế Hoa Đà chẳng những là người thứ nhất của Trung Quốc mà còn là người thứ nhất trên thế giới đã sử dụng thuật gây mê để giải phẫu bụng con người. Hoa Đà còn rất xem trọng tập luyện thể dục. Ông nhìn nhận là vận động vừa phải có thể trợ giúp tiêu hóa, thông sướng khí huyết, chẳng những dự phòng được bệnh tật, lại có thể kéo dài tuổi thọ. Đó là đạo lý ‘hộ xu bất đố, lưu thủy bất hủ (chốt cửa không bị mối mọt, nước chảy không hôi thối). Và ông đã mô phỏng động tác của hổ, nai, gấu, vượn, chim, sáng tạo bài thể dục ‘Ngũ Cầm Hí’. Đệ tử của ông là Ngô Phổ kiên trì tập luyện bài này sống đến trên 90 tuổi, tai vẫn thính, mắt vẫn sáng, răng vẫn chắc. Ông viết rất nhiều sách y, rất tiếc không được lưu truyền, đó là một tổn thất lớn lao cho nên y học Trung Quốc. Hiện tại còn thấy ‘ Trung Tàng Kinh’, ‘Hoa Đà thần Y bí truyền’, v..v.. đều là ngươi sau mượn tên tiếng, không phải tự tay ông viết ra. Ông truyền dạy ba đệ tử: Phàn A giỏi châm cứu, Ngô Phổ viết ‘Ngô Phổ Bản Thảo’, Lý Đang Chi viết ‘Lý Đang Chi Dược Lục’. Hiện nay, người nghiên cứu tư tưởng học thuật của Hoa Đà chỉ là tham khảo sách vở của học trò ông thôi.

Ban biên tập

Kiến thức YHCT khác:
Giải biểu - Ma hoàng thang (5/12/2013)
Giải biểu - Quế chi thang (7/12/2013)
Giải biểu - Tiểu thanh long thang (7/12/2013)
Giải biểu - Đại thanh long thang (7/12/2013)
Giải biểu - Cửu vị khương hoạt thang (7/12/2013)
Giải biểu - Hương tô tán (7/12/2013)
Giải biểu - Hương nhu ẩm (7/12/2013)
Giải biểu - Việt tỳ thang (7/12/2013)
Giải biểu - Kinh phòng bại độc tán (7/12/2013)
Giải biểu - Ma hạnh thạch cam thang (19/12/2013)
Giải biểu - Ngân kiều tán (19/12/2013)
Giải biểu - Tang cúc ẩm (19/12/2013)
Giải biểu - Thăng ma cát căn thang (19/12/2013)
Giải biểu - Sài cát giải cơ thang (19/12/2013)
Giải biểu - Ma hoàng phụ tử tế tân thang (19/12/2013)
Video Clips
Video
Đoàn thanh niên bệnh viện YHCT khám và cấp phát thuốc miễn phí tại Sơn Hà - Hương Sơn
CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THÀNH LẬP BV YHCT HÀ TĨNH
Tiêm khớp vai dưới hướng dẫn của siêu âm
ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN (PGS. TS NGUYỄN NHƯỢC KIM)
Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh cắt điều hòa của cán bộ để phục vụ bệnh nhân
PHẪU THUẬT TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRIỆT MẠCH QUA SIÊU ÂM DOPPLER - THD
Thông tin mới nhất
TAC DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA CAM THẢO
ĐÔNG Y TRỊ BỆNH THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO
KHÁNG KHÁNG SINH, MỐI ĐE DỌA SỨC KHỎE VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN CẦU
Tình hình tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em trên thế giới​
5 ĐIỀU BỐ MẸ CẦN BIẾT VỀ TIÊM VACCINE COVID-19 CHO TRẺ EM
NHỮNG DẠNG THUỐC VIÊN KHÔNG ĐƯỢC NHAI, NGHIỀN, BẺ NHỎ (DO-NOT-CRUSH)
Dự báo thời tiết
Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh
Địa chỉ: Đường Hà Hoàng - Đoài Thịnh - Thạch Trung - Tp Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.856.663 - Fax: 02393.856.663
Email: [email protected] - Website: http://bvyhoccotruyenhatinh.vn